CÁCH CÀI ĐẶT NỀN TẢNG WORDPRESS CHO WEBSITE TỪ CPANEL
Bài viết hướng dẫn cài wordpress cho trang web, sử dụng trình quản lý Cpanel
Đây là Bài số 04 trong SERIAL HƯỚNG DẪN TẠO WEBSITE BÁN HÀNG BẲNG WORDPRESS
Ở các bài trước, bạn đã biết CÁCH TRỎ TÊN MIỀN VỀ HOSTING nếu bạn mua tên miền và hosting từ 2 nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Ở bài này bạn sẽ tiến hành cài đặt wordpress trên hosting để tạo một trang web bán hàng chuẩn seo và chuyên nghiệp.
I. CÁCH CÀI ĐẶT WORDPRESS TỪ CPANEL
Sau khi bạn đã mua được hosting, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn một Email với đường link, user và mật khẩu để bạn đăng nhập và quản lý hostting của bạn.
Truy cập vào đường link ở trong Email như hình bên dưới, bạn sẽ được trỏ đến trang để đăng nhập Cpanel.

Tại đây, bạn tiến hành nhập với User và mật khẩu đăng nhập được cung cấp trong Email. Sau đó bấm Log in.

Trình quản lý Cpanel hiện ra, tại đây bạn sẽ có toàn quyền quản lý hosting của mình như Quản lý tất cả các tệp, quản lý đĩa, quản lý Account, Email, Cài đặt Cơ sở dữ liệu, backup, retore dữ liệu…
Bạn Bấm vào File Manager để truy cập vào trình quản lý file.

Tiếp tục truy cập Vào thư mục public_html, đây là thư mục dùng để chứa Source code website của bạn.
Hiện tại, thư mục này đang trống, bạn sẽ tiến hành cài đặt wordpress để các file có thể xuất hiện tại đây.

Để bắt đầu cài đặt WordPress cho Host, bạn quay trở lại cửa sổ Cpanel như hình 03
Tại đây, bạn lăn chuột xuống dưới để tìm Tab SOFTACULOUS APPS INSTALLER, tiếp đó bạn bấm chuột vào WordPress như hình dưới

Cửa sổ cài đặt Worpress hiện ra, tại tab Install(1), bạn bấm vào Install Now(2) để bắt đầu cài đặt.

Trong Software Setup, bạn lưu ý:
- Choose the version you want to install : Bạn chọn phiên bản PHP cần cài đặt, (có thể để mặc định.
- Choose Protocol : Bạn chọn giao thức truy cập website
- Choose Domain : Bạn chọn vào tên của website lúc bạn đăng ký hosting, Nếu bạn tạo Subdomain thì cũng có thể thấy hiển thị trong cửa sổ này.

Lưu ý: Tại Choose Protocol,
Bạn sẽ có thể chọn tên miền là Http hoặc chọn Https nếu bạn có đăng ký chứng chỉ SSL
Bạn cũng có thể chọn tên miền bắt đầu bằng tiền tố www hoặc không cần tiền tố www đều được.
Ở Ví dụ bên dưới, vì website mình không có chứng chỉ SSL nên mình chọn Http:// và không có tiền tố WWW.

Tại mục Site Settings:
Site Name(1): Bạn nhập vào tên của website mà bạn muốn hiển thị
Site Description(2) : Nhập vào nội dung mô tả website của bạn (ví dụ như website về tin học, thủ thuật,…)

Tại mục Admin Account:
Admin Username: Bạn nhập vào tên User quản lý (có thể để mặc định là admin )
Admin Password: Nhập vào mật khẩu của user quản lý ( Bạn cần nhập và ghi nhớ để sau này đăng nhập vào trình quản lý )
Admin Email: Bạn nhập vào Email của bạn

Tại Tab Choose Language:
Bạn chọn ngôn ngữ cho website của bạn

Tại tab Select Theme:
- Tại đây bạn có thể tùy chọn một giao diện miễn phí cho website của bạn, với mỗi tùy chọn, bạn có thể bấm vào demo để xem trước giao diện như thế nào, bạn cũng có thể chọn một theme bất kỳ, sau này có thể thay đổi lại được.
- Sau khi đã chọn được một themes(1) ứng ý, Bạn click chọn vào Select, tiếp đó nhập Email của bạn vào (2), Cuối cùng bấm Install(3) để bắt đầu cài đặt wordpress.

Quá trình cài đặt sẽ bắt đầu diễn ra, bạn có thể chờ đợi tầm 10 phút hoặc hơn tùy thuộc vào tốc độ Hosting của bạn.

Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, trình quản lý cài đặt sẽ hiện ra đường link để bạn kiểm tra, bạn sẽ có 2 lựa chọn là:
[Tên site của bạn] : Đây sẽ là link trang web của bạn
[Tên site của bạn]/wp-admin : Đây là link dùng để truy cập vào trình quản lý trang web của bạn.

Nếu bạn bấm vào link [Tên site của bạn] thì bạn sẽ có thể truy cập được vào website, nội dung website có thể như hình bên dưới. với dòng chữ Hello world! đặc trưng của WordPress.

Bạn cũng có thể quay trở lại vào trình quản lý Cpanel. chọn vào File Manager như hình 03, tiếp đó bạn chọn thư mục public_html(1) bên trái, bạn sẽ nhìn thấy thư mục này đã xuất hiện rất nhiều thư mục con và file nằm trong đó ở bên phải(2).
Đây chính là toàn bộ srouce code website của bạn.

Cũng tại hình số 14, nếu bạn Bấm vào [Tên site của bạn]/wp-admin thì bạn sẽ có thể truy cập được vào giao diện quản lý website.
Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh giao diện, thêm bớt menu, tạo các trang, bài đăng (post) mới cho website của bạn.
Đây cũng là giao diện để bạn cài đặt các Plugin trong wordpress, các mã code như Analitics của google, mã google adsense….

II. TỔNG KẾT.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong bước cài đặt wordpress trên hosting cho website, Bài tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành Cài đặt giao diện cho website, tức là dùng một themes với giao diện chuẩn Seo, dùng để hiển thị các sản phẩm để thiết lập một trang web bán hàng đẹp mắt, thân thiện hơn so với themes mặc định của wordpress.
Đọc thêm:
Woocommerce là gì? Đóng vai trò gì trong website?
HƯỚNG DẪN TẠO WEBSITE BÁN HÀNG BẰNG WORDPRESS
BÀI 01 – HƯỚNG DẪN CÁCH MUA TÊN MIỀN ĐỂ LÀM WEBSITE
BÀI 02 – HƯỚNG DẪN CÁCH MUA HOSTING CHO WEBSITE
BÀI 03 – HƯỚNG DẪN CÁCH TRỎ TÊN MIỀN VỀ HOSTING
Bài 04 – Hướng Dẫn Cài Đặt WordPress Trên Hosting
Nội dung Bài viết thuộc bản quyền của Viễn Thông Buôn Hồ, và được bảo vệ nội dung bởi COPYSPACE, mọi sao chép bài việt đề nghị bạn ghi rõ nguồn gốc từ trang này để góp phần tạo một môi trường Internet lành mạnh và bổ ích với người đọc.
0 bình luận