• Home
  • /
  • Blog
  • /
  • Cài đặt Kali Linux Trực tiếp Từ Môi Trường Windows

Cài đặt Kali Linux Trực tiếp Từ Môi Trường Windows

5 bình luận

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT KALI LINUX TRÊN MÔI TRƯỜNG WINDOWS

Bạn đang cần cài đặt HĐH kali linux?

Cấu hình máy bạn ko đủ để có thể chạy được các phần mềm ảo hóa?

Bạn muốn trải nghiệm hiệu xuất khi chạy kali trực tiếp trên ổ cứng?

Bạn muốn thử cài đặt và trải nghiệm nhiều HĐH trên máy tính?

Bạn muốn cài đăt kali linux song song với HĐH windows đang dùng?

Bạn muốn cài đặt kali linux trên ổ cứng mà không phải là dùng trên usb?

A. Giới Thiệu

Kali linux là hệ điều hành không thể thiếu đối với giới bảo mật và xâm nhập, các nhà quản trị hệ thống, hacker, mục đích ra đời của hệ điều hành này là nhằm giúp cho giới bảo mật đánh giá và hoàn thiện hệ thống mà họ đang quản trị, nhằm phát hiện và sử lý các lổ hổng bảo mật, đây cũng là công cụ được giới Hacker ưa dùng để sử dụng.

Việc sử dụng Kali linux cũng tương tự như các Hệ điều hành nhân Linux khác, tuy nhiên vì giao diện đồ họa nên giúp ích rất tích cực cho những người mới tìm hiều HĐH này, không như một số HĐH nhân linux khác chỉ có giao diện dòng lệnh phức tạp.

Nếu bạn đã xài qua các Bản linux khác như Ubuntu, CentOS… thì bạn sẽ thấy Kali sử dụng hoàn toàn giống với các HĐH đó, rất đơn giản và tiện lợi.

Để tìm hiểu kĩ hơn về HĐH này bạn có thể tham khảo bài viết: TỔNG QUAN VỀ HĐH KALI LINUX

Cuối bài viết mình có thêm các bài đọc về việc sử dụng kali để thử hack mật khẩu, hack điện thoại, nếu quan tâm các bạn có thể tham khảo.

B. Các bước chuẩn bị:

Để hoàn tất bài viết CÀI ĐẶT KALI LINUX, các bạn cần chuẩn bị cho mình các source cài đặt sau:

  • Bộ Source cài windows 7 /8 / 10…
  • Bộ Source cài Kali linux ( lưu ý để cài không bị lỗi bạn nên chọn bản kali 2017 phiên bản 64b )
  • File kali 64b 2017.2 bạn có thể tải tại đây
  • File kali 32b 2017.2 bạn có thể tải tại đây
  • Hoặc bạn có thể tải về các phiên bản khác của kali tại: Download phiên bản cũ của kali

C. Tiến hành cài đặt Dual boot kali linux

Có 02 cách để bạn có thể cài đặt và sử dụng HĐH này đó là:

  • Chạy trên Máy áo (VMware ,Vitualbox…)

Tham khảo thêm các bài viết: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT KALI TRÊN MÁY ẢO VMWARE

  • Cài đặt trực tiếp vào Ổ cứng đang chứa Hđh khác ( Windows chẳng hạn … )

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt song song 2 HĐH trên cùng ổ cứng,

tức là cài đặt kali linux song song win 10.

Ở đây chúng ta sẽ dùng source kali để cài trực tiếp trên môi trường windows mà không cần phải tạo usb để cài đặt.

Video Cho các bạn lười đọc bài viết nhé :

Phần 01. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS

Đối với các bạn đã cài đặt sẵn HĐH Windows thì không cần phải làm bước 01 này, bạn Kéo xuống dưới và làm tiếp Bước 02 nhé.

Đầu tiên, bạn sẽ phải cài đặt HĐH windows vào ổ cứng trước, việc cài đặt bạn có thể sử dụng đĩa DVD hoặc tạo USB Boot để cài đặt, Bạn có thể tham khảo bài viết 1 CLick Tạo USB GPT và Legacy Cài Windows Nhanh Nhất để tự tạo và cài đặt windows theo cả 2 chuẩn gpt và legacy.

Trong bài viết này mình sẽ sử dụng Usb boot để mô tả quá trình cài đặt.

Các bước tiến hành như sau:

1. Thiết lập BIOS khởi động từ USB

Khởi động máy tính, Bạn vào BIOS thiết lập chế độ khởi động Từ USB đầu tiên (vì mình dùng USB boot mà ). Để có thể vào Bios bạn căn cứ vào loại máy bạn đang sử dụng mà sử dụng các phím khác nhau. Thông thường các hãng hay sử dụng các phím là : F1, F2, Del, F10, F12… , Bạn có thể tra cứu trên Internet để biết cách truy cập vào BIOS của bạn.

2. Các bước Cài đặt windows 10

Sau khi đã Boot được vào USB , Trình cài đặt HĐH Windows sẽ bắt đầu khởi chạy.

2.1: Lựa chọn ngôn ngữ và định dạng:

Bạn chọn Ngôn ngữ cho HĐH, định dạng thời gian, loại bàn phím sẽ sử dụng…, sau đó bấm Next để qua bước kế.

Giao diện trình cài đặt
Giao diện trình cài đặt

Tại Bước này, Bạn Nhấn vào Install now để bắt đầu quá trình cài đặt.

Click Install now
Click Install now

2.2: Lựa chọn phiên bản HĐH cần cài đặt.

Cửa sổ tiếp theo hiện ra, căn cứ vào Bộ cài mà bạn sẽ có các phiên bản HĐH Windows khác nhau, tùy mục đích sử dụng của bạn mà chọn lựa phiên bản cho phù hợp.

Ở đây, mình thường sử dụng Phiên Bản Windows 7 Ultimate 32b nên mình chọn vào dòng này và Bấm Next

Lựa chọn phiên bản HĐH để cài đặt
Lựa chọn phiên bản HĐH để cài đặt

Check chọn Vào I accept license terms rồi bấm Next

Chấp nhận chính sách điều kiện
Chấp nhận chính sách điều kiện

2.3: Tạo phân vùng để cài đặt windows

Tại đây, bạn sẽ Chọn Custom (advance) để tiến hành tạo phân vùng cài đặt Windows

Chọn Custom để tự cấu hình cài đặt
Chọn Custom để tự cấu hình cài đặt
Chọn Ổ đĩa để cài đặt
Chọn Ổ đĩa để cài đặt

Chọn Ổ đĩa mà bạn muốn cài đặt, ở Đây mình chỉ có một ổ nên mình chọn ổ này, nếu bạn có nhiều ổ đĩa thì nhớ chọn cho đúng kẻo mất hết dữ liệu nhé :), sau đó Bấm Next để qua bước kế.

Bấm New để bắt đầu tạo mới phân vùng

Tạo mới phân vùng
Tạo mới phân vùng

Nhập số dung lượng mà bạn muốn dùng để chứa HĐH Windows, Ở đây, ổ cứng mình là 160Gb nên mình nhập vào 60000MB = 60Gb để sử dụng. Sau khi nhập, bạn Nhấn Apply để Xác Nhận.

Thiết lập dung lượng cho phân vùng cài đặt
Thiết lập dung lượng cho phân vùng cài đặt

Cửa sổ xác nhận hiện ra, bạn Click OK để tiếp tục

Xác nhận tạo phân vùng
Xác nhận tạo phân vùng

Bạn chọn vào phân vùng bạn mới tạo (58.5Gb) và Click Next để cài đặt

Lựa chọn phân vùng để cài đặt
Lựa chọn phân vùng để cài đặt

2.4: Quá trình cài đặt

Bước này trình cài đặt sẽ bắt đầu copy, giải nén và tiến hành cài đặt lên phân vùng mà bạn vừa tạo. quá trình này nhanh hay chậm tùy thuộc vào cấu hình máy tính của bạn. thông thường diễn ra khoảng từ 10 – 25 phút…

Quá trình cài đặt đang được bắt đầu
Quá trình cài đặt đang được bắt đầu

Sau khi đã cài đặt, hệ thống sẽ tự động Khởi động lại.

Hệ thống tự khởi động lại
Hệ thống tự khởi động lại

2.5: Đặt tên cho Máy tính sử dụng HĐH windows

Sau khi khởi động, cửa sổ đặt tên cho máy tính hiện ra, bạn nhập vào Tên bất kì cho tiện sử dụng, sau đó Bấm Next

Đặt tên cho máy tính
Đặt tên cho máy tính

Bạn có thể nhập vào Mất khẩu đê quản lý Máy tính hoặc bỏ qua, click Next để qua bước kế.

Nhập mật khẩu để quản lý
Nhập mật khẩu để quản lý

Chọn Ask me later cho nhanh nhé

Chọn Ask me later
Chọn Ask me later

Bạn Chọn múi giờ, chỉnh sửa ngày tháng cho đúng rồi bấm Next

Tùy chọn vị trí địa lý, thiết lập định dạng vùng
Tùy chọn vị trí địa lý, thiết lập định dạng vùng

Lựa chọn loại kết nối mạng, Thông thường mình hay chọn Public network

Lựa chọn thông số kết nối vào internet
Lựa chọn thông số kết nối vào internet

Vậy là qua trình cài đặt Windows đã xong.

Hoàn tất quá trình cài đặt HĐH Windows
Hoàn tất quá trình cài đặt HĐH Windows

Phần 02: CÀI ĐẶT HĐH KALI LINUX

1. Tạo phân vùng cài đặt kali linux

Để cài đặt kali linux dual boot windows, trước hết bạn cần phải tạo một phân vùng trống dùng để chứa HĐH kali. Trong quá trình cài đặt, kali sẽ chỉnh sửa phân vùng Boot managment của Windows, giúp chúng ta có thể tùy chọn boot vào một trong hai HĐH này để sử dụng.

1.1: Tạo phân vùng chứa data

Nhấn phím Windows + R, cửa sổ Run hiện ra, bạn nhập vào câu lệnh sau : diskmgmt.msc rồi nhấn OK.

Nhấn phím Windows + R
Nhấn phím Windows + R

Vì ở Phần I, mình mới chỉ dùng 60GB để chứa HĐH Windows và chưa tạo phân vùng để chứa dữ liệu nên tại bước này mình sẽ sử dụng toàn bộ phân vùng còn trống (Uballocated) còn lại của ổ đĩa, mục đích chỉ là để chứa dữ liệu 🙂

Giao diện chương trình Disk Management
Giao diện chương trình Disk Management

Bạn chọn vào phân vùng trống (Unallocated ) click chuột phải vào phân vùng này, Chọn New Simple Volume

Tạo phân vùng data
Tạo phân vùng data

Cửa sổ hiện ra, Bạn Click Next

Next
Next

Bạn để thông số mặc định để chọn toàn Bộ phân Vùng còn trống, sau đó Click Next

Để các thông số mặc định
Để các thông số mặc định

Click Next

Next
Next
Lựa chọn định dang phân vùng
Lựa chọn định dang phân vùng

Lựa chọn định dạng để phân vùng, ở đây mình chọn NTFS sau đó Click Next

Click Finish để Kết thúc

Hoàn tất quá trình tạo phân vùng data
Hoàn tất quá trình tạo phân vùng data

Vậy là bạn đã tạo được phân vùng Data để chứa dữ liệu như hình dưới.

2 phân vùng đã được tạo ra
2 phân vùng đã được tạo ra

1.2: Tạo phân vùng để cài đặt kali linux

Việc tiếp theo, chúng ta sẽ thu nhỏ Phân vùng data này lại và lấy khoảng 20GB để làm phân vùng cài đặt Kali Linux

Quay trở lại chương trình Disk Managment, Bạn chọn vào phân Vùng data, Righ Click chọn Shrink Volume.

Thu nhỏ phân vùng Data để tạo phân vùng cài đặt kali
Thu nhỏ phân vùng Data để tạo phân vùng cài đặt kali

Tại đây, bạn nhập vào 20000 (~ 20GB), sau đó Bấm Shink để bắt đầu thu nhỏ phân vùng và tạo phân vùng trống mới.

Nhập vào dung lượng cần tạo
Nhập vào dung lượng cần tạo

Như vậy là chúng ta đã tạo được phân vùng Unalocated trống mới như hình bên dưới dùng để cài Kali linux vào đây.

Phân vùng mới đã được tạo
Phân vùng mới đã được tạo

2. Bắt đầu cài đặt hệ điều hành kali linux

Việc tiếp theo, bạn tìm đến file ISO kali, Nếu đang dùng windows XP/7/vista/8 thì bạn tiến hành giải nén bộ cài này ra một thư mục riêng để sử dụng. (right Click vào File iso chọn Extrac…. ), còn Nếu bạn đang dùng Win 10 thì chỉ việc right click vào file iso này chọn Mount để tạo thành một ổ đĩa ảo trong My Computer cho dễ sử dụng.

Truy cập Vào thư mục chứa bộ cài đặt, tìm chọn File Setup , right click vào file này, Chọn Run as administrator

Thư mục chứa bộ cài đặt kali
Thư mục chứa bộ cài đặt kali

Trình cài đăt Kali Hiện ra, bạn chọn Ngôn ngữ cài đặt rồi Click Ok

Lựa Chọn Ngôn Ngữ để cài đặt
Lựa Chọn Ngôn Ngữ để cài đặt

Để mặc định, bấm Next

Chọn Normal mode
Chọn Normal mode

Bấm Next

Begin install on this computer
Begin install on this computer

Kali sẽ bắt đầu copy và chỉnh sửa lại Boot loader Của Windows. Sau khi hoàn tất, bạn Click Close

Hệ thống đang chỉnh sửa lại Boot loader của windows
Hệ thống đang chỉnh sửa lại Boot loader của windows

Hộp thoại tiếp theo Yêu cầu khởi động lại máy tính để tiêp tục quá trình cài đặt, Bạn Chọn Yes để đồng ý.

Chấp nhận Khởi động lại hệ thống
Chấp nhận Khởi động lại hệ thống

Click OK

Click OK
Click OK
Chọn debian GNU/Linux để tiếp tục cài đặt kali
Chọn debian GNU/Linux để tiếp tục cài đặt kali

Sau khi khởi động lại, Cửa sổ Boot Manager hiện lên, Lưu ý bước này bạn sẽ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím để di chuyển vào tùy chọn GNU/Linux…. để tiếp tuc quá trình cài đặt (nếu bạn ko chọn thì nó chạy vô windows luôn 🙂 )

Lựa chọn loại bàn phím sử dụng
Lựa chọn loại bàn phím sử dụng

Khi đã chọn và vào được debian, cửa sổ cài đặt hiện ra yêu cầu bạn chọn cấu hình cài đặt để tiếp tuc, bạn click Continue để qua bước kế

Đặt tên cho Máy tính , sau đó Bấm Continue

Đặt tên cho máy tính
Đặt tên cho máy tính

Để mặc định, Bấm Continue

Click continue để bỏ qua bước nhập domain
Click continue để bỏ qua bước nhập domain

Tại Bước này, bạn nhập vào Mật khẩu, mặc định HĐH sẽ sử dụng User tên là root, bạn cần nhập mật khẩu để quản lý user này, Nhập 2 lần mật khẩu tùy chọn của bạn vào rồi bấm Continue

Nhập mật khẩu cho tài khoản root
Nhập mật khẩu cho tài khoản root

Sau khi đặt mật khẩu cho tài khoản root thành công, HĐH sẽ yêu cầu bạn tạo thêm 1 USER thường để sử dụng, Bạn nhập vào tên bất kỳ để tạo mới user này, Sau đó Bấm Continue

Tạo thêm 1 user
Tạo thêm 1 user

Nhập tên cho tài khoản

Nhập tên cho user mới này
Nhập tên cho user mới này

Nhập Mật khẩu để quản lý User này tương tự như nhập cho tài khoản root ở trên

Nhập mật khẩu cho user vừa tạo
Nhập mật khẩu cho user vừa tạo

Lựa chọn vùng địa lý

Lựa chọn vị trí đia lý của bạn
Lựa chọn vị trí đia lý của bạn

Tại bước này, Lưu ý rằng vì bạn đã tạo trước một phân vùng trống 20GB như ở đầu bài viết, nên chúng ta sẽ để cho HĐH tự động chọn phân vùng trống này để cài đặt.

Sử dụng phân vùng trống 20gb vừa tạo
Sử dụng phân vùng trống 20gb vừa tạo

Chọn Continue để tiếp tục

Để mặc định
Để mặc định

Chọn Finish partitioning and write….. sau đó click Continue

Chọn Finish partitioning....
Chọn Finish partitioning….

Chọn Yes để xác nhận thiết lập phân vùng, sau đó bấm Continue

CHọn Yes để xác nhận
CHọn Yes để xác nhận

Tại đây, hệ thống không thể kết nối ra ngoài để tải về bản cập nhật mới nhất, nên sẽ hỏi bạn có chấp nhận cài đặt tiếp không. Bạn Chọn Yes rồi Bấm Continue

Chấp nhận tiếp tục với một mạng lỗi
Chấp nhận tiếp tục với một mạng lỗi

Chọn Yes, bấm Continue

Chọn Yes
Chọn Yes

Chọn Yes để cài đặt GRUB vào Boot loader đang có sẵn trên ổ cứng của bạn, sau đó bấm Continue

Chấp nhận hệ thoogns chỉnh sửa lại Boot loader
Chấp nhận hệ thoogns chỉnh sửa lại Boot loader

Chọn Vào /dev/sda sau đó bấm Continue

Chọn vị trí chứa Boot loader của hệ thống
Chọn vị trí chứa Boot loader của hệ thống

Tới đây, hệ thống sẽ yêu cầu bạn rút usb hoặc đĩa DVD cài đặt ra hệ thống để hoàn tất cài đặt, tuy nhiên vì chúng ta đang sử dụng bộ cài trực tiếp trên đĩa nên cứ Click Continue thôi.

Hệ thống yêu cầu tháo đĩa DVD, USB
Hệ thống yêu cầu tháo đĩa DVD, USB

3. Sử dụng dual boot 2 hệ điều hành

Sau khi khởi động lại, Mặc định Boot loader của Windows sẽ được kali linux chỉnh sửa lại, HĐH Kali sẽ được boot vào đầu tiên nên bạn nhấn Enter để truy cập vào HĐH này.

Kali được mặc định đăng nhập đầu tiên trong boot loader
Kali được mặc định đăng nhập đầu tiên trong boot loader

Màn hình đăng nhập hiện ra, bạn nhập vào user mặc định là root , sau đó bấm Next

Nhập user để sử dụng
Nhập user để sử dụng

Nhập Mật khẩu của user này, Sau đó nhấp Sign In để đăng nhập

Nhập Mật khẩu của user
Nhập Mật khẩu của user

Vậy là bạn đã hoàn tất quá trình cài đặt Kali linux, hình dưới là giao diện chính của Hđh này.

Giao diện của HĐH Kali Linux
Giao diện của HĐH Kali Linux
Khởi động lại
Khởi động lại

Để sử dụng windows như trước, bạn khởi động lại máy tính

Trong màn hình boot , bạn chọn vào windows để truy cập.

Lựa chọn để vào HĐH windows
Lựa chọn để vào HĐH windows

Chọn Windows 7

Chọn Windows để vào hđh này
Chọn Windows để vào hđh này

Và đây là thống số các phân vùng sau khi đã hoàn tất quá trình cài đặt.

Toàn cảnh các phân vùng sau khi cài đặt
Toàn cảnh các phân vùng sau khi cài đặt

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tạo Một Fake Virus Để Troll Bạn Bè
HƯỚNG DẪN THỬ HACK ĐIỆN THOẠI
HƯỚNG DẪN HACK MẬT KHẨU WIFI 
HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ VÀ TẠO MÁY ẢO VPS AMAZON 2017 MIỄN PHÍ 12 THÁNG

Vậy là chúng ta đã hoàn tất quá trình cài đặt song song 2 hệ điều hành, việc CÀI ĐẶT KALI LINUX thật ra cũng rất đơn giản nếu bạn hoàn thành bài viết này một cách tốt nhất, mọi thắc mắc bạn có thể để lại comment , mình sẽ giải quyết trong thời gian sớm nhất.

Chúc các bạn thành công !!!

Để tôn trọng quyền tác giả cũng như góp phần làm trong sạch môi trường Internet. đề nghị các bạn ghi rõ nguồn tại Vienthongbuonho.net khi muốn sử dụng lại bài viết trên nhé. Chân thành cảm ơn…


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
>